Thứ Hai, 13 tháng 12, 2010

Va chạm giao thông với công an, bị côn đồ chém mất tay.


Chỉ vì những va chạm nhỏ với 4 cảnh sát mặc thường phục khi tham gia giao thông mà anh Vũ Thế Hảo (SN 1989, Thái Bình) đã bị chém dã man. Hiện anh Hảo đang phải điều trị tại bệnh viện còn đối tượng gây án đã bỏ trốn…
Va chạm nhỏ
Theo đơn của bà Nguyễn Thị Sen (mẹ anh Hảo) phản ánh, tối ngày 29/11/2010, anh Hảo cùng bạn đi xe máy đến trước khu vực cổng chợ huyện Tiền Hải thì va chạm với 2 xe máy chở 4 người đi cùng chiều. Do hai bên lời qua, tiếng lại nên đã xảy ra xô xát, một người trong nhóm đã điện thoại cho Nguyễn Đức Diên đến ứng cứu. Ít phút sau Diên xuất hiện, trên tay cầm kiếm lao vào chém anh Hảo túi bụi. Thấy Hảo gục xuống, Diên mới dừng tay rồi bỏ trốn khỏi hiện trường. Anh Hảo được gia đình đưa đi cấp cứu tại Bệnh viện 108 Hà Nội trong tình trạng bị cụt bàn tay trái; cụt ngón út bàn tay phải; đứt gân vai phải. Sau nhiều nỗ lực, các bác sĩ đã nối ghép thành công bàn tay trái cho nạn nhân.
Va chạm với công an, bị côn đồ chém mất tay
Anh Hảo đang được điều trị tại Bệnh viện 198.
Bà Sen bức xúc: “Sau này tôi mới biết những người va chạm giao thông với Hảo và gọi Diên đến chém con trai tôi chính là Nguyễn Đức Long, Phạm Văn Doanh, Ngô Duy Thiêm, Đỗ Văn Khang đang công tác tại Công an huyện Tiền Hải. Người trực tiếp gọi điện thoại cho Diên đến chém Hảo chính là anh Long. Khi con tôi bị chém, có mặt của những cán bộ Công an trên, vậy mà họ dửng dưng không hề can thiệp, giúp đỡ Hảo trước những nhát kiếm hung hãn của đối tượng Diên. Hành vi của những chiến sỹ Công an trên là không thể chấp nhận được, tôi mong các cơ quan chức năng sớm vào cuộc, xử lý nghiêm minh các đối tượng, đem lại công bằng cho gia đình tôi”.
Chúng tôi vào thăm anh Hảo tại bệnh viện, chứng kiến cảnh cả 2 tay nạn nhân được băng bó trắng xóa, nằm bất động trên giường bệnh. Phải khó khăn lắm chúng tôi mới hỏi được nạn nhân vài câu về sự việc đã xảy ra. Theo lời anh Hảo, khi đó anh đang chở bạn lưu thông trên đường thì không may va chạm với xe máy của những thanh niên trên.
Do ai cũng nhận mình đúng nên giữa hai bên đã xảy ra mâu thuẫn và dẫn đến xô xát. Khi đó, anh Hảo đang mải tranh cãi với họ thì bất ngờ có một thanh niên cầm kiếm lao đến chém liên tiếp vào đầu, vào người. “Lúc đó, tôi chỉ biết lấy tay ôm chặt lấy đầu của mình. Tôi không biết mình bị chém bao nhiêu nữa, chỉ đến khi tỉnh lại thì thấy mình đang nằm trong bệnh viện với toàn thân đau nhức, băng bó trắng kín hai bàn tay.
Thực sự, giữa tôi và anh Diên (sau này anh Hảo mới biết người chém mình tên là Diên- PV) không hề biết mặt nhau nên không thể có mâu thuẫn. Do đó, việc tôi bị chém là do những thanh niên va chạm giao thông nhờ vả gọi anh Diên đến”- anh Hảo nói.
Đình chỉ 4 cảnh sát liên quan
Trả lời báo chí về sự việc nghiêm trọng trên, Thượng tá Nguyễn Tất Châu- Phó trưởng Công an huyện Tiền Hải khẳng định việc xô xát giữa 4 cảnh sát và nạn nhân Vũ Thế Hảo là có thật. Lúc đó những cảnh sát trên không nằm trong ca trực, khi va chạm giao thông, bị anh Hảo đánh nên chiến sĩ Nguyễn Đức Long đã điện thoại gọi cho ai đó. Ít phút sau thì Diên xuất hiện và xảy ra sự việc như trong đơn gia đình nạn nhân phản ánh. Sau khi anh Hảo bị chém, cả nhóm cùng đi về nhà Diên.
Va chạm với công an, bị côn đồ chém mất tay
Đối tượng Diên


Bất bình khi thấy Hảo bị chém nên những người bạn của anh Hảo đã tìm tới nhà Diên trả thù. Thấy vậy, cả nhóm đành phải chạy trốn để lại chiếc xe máy của chiến sỹ Long. Thực tế, khi không gặp được Diên, chiếc xe máy của anh Long đã bị đập phá tan nát. Thượng tá Châu nhấn mạnh, dù bất cứ lý do nào những cán bộ trên đánh nhau với anh Hảo là không chấp nhận được. Hiện Diên đang lẩn trốn nên chưa thể kết luận hành vi của 4 chiến sĩ trên có cấu thành tội phạm hay không. Quan điểm của Công an huyện là không bao che cho sai phạm và sẽ xử lý đúng người đúng tội.
Trung tá Phạm Văn Ngặt- Đội trưởng Đội CSĐT Tội phạm về TTXH Công an huyện Tiền Hải cho biết, nhận được tin báo cơ quan Công an đã tích cực triển khai các biện pháp nghiệp vụ để điều tra, làm rõ vụ việc. Ngay sau khi xác minh có dấu hiệu tội phạm, ngày 1/12/2010, Cơ quan CSĐT Công an huyện Tiền Hải đã quyết định khởi tố vụ án hình sự, khởi tố bị can đối với Nguyễn Đức Diên để điều tra về hành vi cố ý gây thương tích.
Do Diên đã trốn khỏi địa phương nên Công an huyện Tiền Hải đã có quyết định truy nã đối tượng trên phạm vi toàn quốc. Vì vụ án liên quan trực tiếp đến một số cán bộ đang công tác tại Công an huyện Tiền Hải nên hồ sơ vụ án đã được Giám đốc CA tỉnh Thái Bình chỉ đạo giao cho cơ quan Công an cấp tỉnh thụ lý giải quyết. Hiện tại, Giám đốc Công an tỉnh Thái Bình đã có quyết định đình chỉ công tác đối với những cán bộ trên nhằm phục vụ công tác điều tra đó là Nguyễn Đức Long- cảnh sát tăng cường cho xã Nam Trung (huyện Tiền Hải), Phạm Văn Doanh- Đội CSĐT tội phạm về Kinh tế và chức vụ, Ngô Duy Thiêm- Đội CSĐT Tội phạm về ma túy, Đỗ Văn Khang- Đội Cảnh sát Hỗ trợ Tư pháp.
                                                                                                                                      Theo GiađinhNet

Thứ Năm, 25 tháng 11, 2010

“Tại sao không phải thân nhân của bà Hồ Nhu (tại Cồn Dầu) mà lại tham gia đám tang?“

Chắc hẳn cho dù bất cứ ai khi chứng kiến trực tiếp hoặc gián tiếp phiên tòa xét xữ giáo dân Cồn Dầu của tòa án nhân Quận Cẩm Lệ cũng sẽ phải há hốc mồm khi nghe vị chánh án hỏi những bị cáo.
Một câu hỏi của vị chánh án vô lương tri ở tòa án nhân dân Quận Cẩm Lệ - tạm gọi là không còn trái tim của con người: “Tại sao không phải thân nhân của bà Hồ Nhu (tại Cồn Dầu) mà lại tham gia đám tang?“ Người đọc không hình dung ra được vị chánh án diện mạo ra sao, nhưng câu hỏi trên đã cho thấy tình nghĩa xóm làng đùm bọc lẫn nhau và nghĩa tử là nghĩa tận đã bị bào mòn đến tận cùng trong tâm thức của người cộng sản Việt Nam.  
                                                 
                                ông ta có giống như thế này không nhĩ???                                       
Ngược lại trong ngày hôm qua, thứ ba 26/10/2010 toàn quốc đọc được thư của gia đình tổng bí thư Nông Đức Mạnh đã gữi lời cảm ơn sau lễ tang phu nhân tổng bí thư. Toàn văn lời cám ơn ghi như sau theo TTXVN:"Gia đình chúng tôi xin chân thành cảm ơn các đồng chí lãnh đạo, nguyên là lãnh đạo Đảng và Nhà nước, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các cấp ủy đảng, chính quyền, các cơ quan, ban, ngành, tổ chức, đoàn thể Trung ương và địa phương, Ban Tổ chức lễ tang, các cơ quan ngoại giao và bạn bè quốc tế, họ hàng nội ngoại cùng thân bằng cố hữu đã đến viếng, gửi vòng hoa, điện chia buồn, dự lễ truy điệu và tiễn đưa người thân chúng tôi là bà Lý Thị Bang, đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam, sinh ngày 7/12/1942, mất ngày 24/10/2010, hưởng thọ 69 tuổi về nơi an nghỉ cuối cùng.
Trong lúc tang gia bối rối, có điều gì sơ suất, gia đình xin được lượng thứ. Thay mặt gia đình. (Chồng: Nông Đức Mạnh)"

Câu hỏi “Tại sao không phải thân nhân của bà Hồ Nhu (tại Cồn Dầu) mà lại tham gia đám tang?“ của vị chánh án ở tòa án nhân dân Quận Cẩm Lệ bây giờ được đặt ra cho tổng bí thư đảng cộng sản Việt Nam, ông Nông Đức Mạnh: “Tại sao không phải thân nhân của bà Lý Thị Bang mà tất cả cá nhân và đoàn thể đến dự lễ truy điệu và tiễn đưa được gia đình tang gia nhận được lời cám ơn trang trọng như thế?“

Cùng một việc tham dự tiễn đưa và chôn một người chết: một bên thành tội đồ, một bên thành công ơn.
Chứng kiến cảnh này tất cả chúng ta đều cảm thấy lo sợ, không biết rằng một ngày nào đó chúng ta có bị bắt khi vừa đi đám tang một láng giềng về không nhĩ?rồi ông chánh án có hỏi chúng ta là “Tại sao không phải thân nhân của ông(bà) A mà lại tham gia đám tang“ không nhĩ? nếu ông chánh án có hỏi như thế thật thì không biết chúng ta sẽ phải trả lời như thế nào đây?Tôi nghĩ lúc đó chúng ta nên vờ nhận là mình là anh em bà con xa của của người vừa mới qua đời, hoặc là chúng ta cúi đầu nhận tội để được hưỡng sự khoan hồng của pháp luật.
Tôi từng đọc một câu danh ngôn như thế này:"Trên đời này chỉ có hai người tốt, một người vừa mới qua đời và một người chưa được sinh ra"(tôi quên mất tác giả là ai rồi) khi đọc xong câu danh ngôn này tôi thấy nó rất hay và cũng rất đúng nhưng giờ thì chắc là tôi và cả chúng ta nữa, chắc sẽ phải suy nghĩ lại xem nó có thật sự đúng không? Tại vì trong trường hợp bà Hồ Nhu bà cũng vừa mới chết nhưng bà làm cho những người đưa tang bà phải chiu cảnh bắt bớ, xét xữ và có thể là tù đày nữa...như thế thì làm sao mà chúng ta có thể nói bà Hồ Nhu là người tốt như câu danh ngôn đó được.
Quay lại với ông chánh án tôi nghĩ rằng chắc ông ta chưa từng đi đưa tiễn một người nào đó(ngoại trừ những người thân của ông ta) về nơi an nghĩ cuối cùng cả. Hiện tại trong pháp luật Việt Nam chưa có điều luật nào quy định "cấm không phải là người thân thì không được đi đưa đám" cả. Nhưng mà biết đâu được nếu một ngày nào đó ông chánh án Quận Cẩm Lệ này mà nằm trong cơ quan Lập Pháp thì chúng ta được chiêm ngưỡng một đạo luật mới của nhân loại cũng nên.Không biết lúc đó mọi người sẽ có suy nghĩ như thế nào nhĩ???
Đúng là trên đời có thật nhiều chuyện khó tin nhưng chắc không ai tin được trong thế kỷ 21 có một vị chánh án Việt Nam vô lương tri đến thế!
                                                                                                                      Nguồn:Vietcatholic.net

Thứ Hai, 22 tháng 11, 2010

Căng thẳng mới giữa Vatican và Bắc Kinh


Tín đồ Công giáo ở Trung Quốc cầu nguyện
Hồng y Trần Nhật Quân của Hong Kong lên tiếng nói vụ Trung Quốc tự tấn phong giám mục bất chấp ý kiến của Vatican là "phi pháp" và "đáng xấu hổ".
Giáo hội Công giáo Yêu nước ở Trung Quốc được nhà nước bảo trợ đã thách thức Vatican bằng việc làm lễ tấn phong cho tu sĩ Quách Kim Tài tại thành phố Thừa Đức phía đông bắc với sự hiện diện an ninh dày đặc.
Tám giám mục được Vatican chuẩn thuận được cho là đã bị ép buộc phải tham dự nghi lễ này.
Hàng triệu người theo Công giáo ở Trung Quốc bị phân hóa thành phái trung thành với Đức Giáo Hoàng Benedict XVI và các thành viên của giáo hội mà Bắc Kinh công nhận.
Nay, Hồng y Trần Nhật Quân tức Joseph Zen hiện đã nghỉ hưu lên án vụ tấn phong giám mục diễn ra tại tỉnh Hà Bắc.
Truyền thông ở bên ngoài Trung Quốc trích lời Hồng y Trần nói về sự "vi phạm nặng nề" mà Trung Quốc gây ra:
"Lại một lần nữa, điều không bao giờ đáng xảy ra đã lại xảy ra: một lễ tấn phong giám mục diễn ra ở Trung Quốc bất chấp lệnh của Đức Thánh Cha, và các vị giám mục tham gia lễ lên tới tám người,"
"Họ bị bắt cóc đến dự lễ hay như có ai được quyền từ chối không đi dự?"
Tu sĩ Quách Kim Tài được tấn phong giám mục tại một nhà thờ ở thành phố Thừa Đức vào sáng thứ Bảy tuần qua.
Việc phong giám mục bất chấp ý kiến của Vatican là phi pháp và đáng sỉ nhục
Hồng y Trần Nhật Quân
Vụ việc càng trở nên khó khăn cho Tòa Thánh vì nó diễn ra đúng vào lúc 150 Hồng y từ khắp các nước về họp tại Roma để bàn về các chính sách mới mà Đức Giáo Hoàng đưa ra.
Nhân dịp này, có 24 giám mục được trao mũ màu đỏ cho chức Hồng y hôm 20/11.
Các hãng thông tấn đưa tin rằng các vị hồng y cả cũ và mới đã "bàn về tự do tôn giáo trên thế giới đúng vào lúc Bắc Kinh tự ý phong giám mục".
Từ châu Á chỉ có một tân hồng y duy nhất là ngài Malcolm Ranjith, Tổng Giám mục Colombo, Sri Lanka.
Quan hệ thụt lùi
Giáo hội Công giáo Yêu nước Trung Hoa, được nhà nước bảo trợ, không đưa ra bình luận công khai nào về lễ tấn phong mới nhất ở Thừa Đức.
Trung Quốc và Tòa Thánh Vatican đã không có quan hệ ngoại giao kể từ năm 1950, khi Bắc Kinh bị trục xuất giáo sĩ nước ngoài.
Thờ Mao Trạch Đông, chính quyền cho lập ra Giáo hội riêng và cấm đoán hoạt động của các tu sĩ theo Vatican.
Sang thời Khai phóng, Bắc Kinh không cấm nhưng không khuyến khích các buổi lễ của những tín đồ và giáo phẩm theo Tòa Thánh.
Hiện chính thức mà nói, Vatican vẫn có quan hệ với Đài Loan, nơi Giáo hội Công giáo thần phục Đức Giáo hoàng.
Tân giám mục Quách Kim Tài chỉ được chính quyền Bắc Kinh công nhận

Từ trước tới nay, Vatican và giáo hội nhà nước hậu thuẫn của Trung Quốc có vẻ như đã thỏa thuận ngầm về việc bổ nhiệm các giám mục mới.
Nhưng vụ mới nhất này làm thay đổi hoàn toàn sự thỏa thuận không chính thức nào đó nếu nó có thực.
Nhiều bình luận nói vụ tấn phong ở Thừa Đức làm quan hệ giữa Trung Quốc và Vatican bị thụt lùi một bước lớn.
Hiện các nhà bình luận chưa rõ vì sao Bắc Kinh lại tạo ra một bước ngoặt này.
Lần trước có một vụ việc tương tự xảy ra là hồi năm 2006.
Kể từ đó, quan hệ hai bên đã tốt hơn dù không có quan hệ ngoại giao chính thức.
Chỉ mới giữa tháng 11 năm nay, một giám mục thần phục Vatican được tấn phong tại tỉnh Sơn Đông trong lễ có chừng 1500 người tham dự.
Lễ tấn phong giám mục Joseph Dương Vĩnh Cường từ Chu Thôn thuộc tỉnh miền Đông Bắc của Trung Quốc được tất cả các giám mục hiệp thông với Tòa Thánh tới dự.
Có khoảng 10 triệu người Công giáo ở Trung Quốc, hầu hết thuộc về Giáo hội Công giáo Yêu nước Trung Hoa.
Tuy nhiên con số những người trung thành với Đức Giáo Hoàng thì chưa thể nào xác định rõ.
Một số nhà quan sát tin rằng quan hệ Vatican-Bắc Kinh cũng có tác động đến cả quan hệ Tòa Thánh với chính quyền nước láng giềng là Việt Nam, hiện cũng chưa có bang giao chính thức với Vatican.
Đức Giáo Hoàng đã tấn phong thêm 24 hồng y tại Vatican

                                                          Theo:BBC Vietnamese


Vợ ông Cù Huy Hà Vũ tố cáo công an


Hai vợ chồng ông Cù Huy Hà Vũ
Hai vợ chồng ông Cù Huy Hà Vũ mở văn phòng luật tại Hà Nội
Luật sư Nguyễn Thị Dương Hà, vợ Tiến sỹ Cù Huy Hà Vũ, làm đơn tố cáo khẩn cấp cơ quan công an trong vụ bắt ông hồi tuần trước.
Ông Vũ, 53 tuổi, bị bắt hôm 05/11sau khi bị kiểm tra hành chính tại một khách sạn ở phường 11, Quận 6, TP Hồ Chí Minh.
Ngay sau đó, ông bị khởi tố khẩn cấp tội Tuyên truyền chống Nhà nước XHCN theo Điều 88 Bộ Luật Hình sự.
Bà Dương Hà hôm Chủ nhật 08/11 đã làm đơn xin được bào chữa cho chồng. Gia đình ông Cù Huy Hà Vũ cũng mời thêm luật sư Trần Đình Triển thuộc Văn phòng luật Vì dân tham gia bào chữa.
Hiện chưa rõ đơn xin bào chữa của hai luật sư Dương Hà và Trần Đình Triển có được chấp thuận hay không.
Trong lúc đó vào thứ Hai 08/11, bà Hà với tư cách vợ ông Cù Huy Hà Vũ đã gửi đơn tố cáo khẩn cấp lên Ủy ban Tư pháp của Quốc hội Việt Nam.
Lá đơn này cũng được gửi tới Bộ trưởng Công an Lê Hồng Anh và Viện trưởng Viện Kiểm sát Nhân dân Tối cao Trần Quốc Vượng.

'Nhiều điểm sai phạm'

Trong đơn, bà Nguyễn Thị Dương Hà tố cáo các sai phạm của cơ quan công an, từ công an phường 11 Quận 6 tới Trung tướng Hoàng Kông Tư, thủ trưởng cơ quan an ninh điều tra.
Công an phường 11 đã tiến hành kiểm tra hành chính vào lúc nửa đêm đối với ông Cù Huy Hà Vũ tại khách sạn Mạch Lâm.
Ông Cù Huy Hà Vũ lúc bị bắt (ảnh do cơ quan an ninh cung cấp cho báo Việt Nam)
Các báo đăng đồng loạt bức ảnh do an ninh cung cấp
Đơn của bà Hà viết rằng vì ông Vũ có quyền ở hợp pháp trong phòng khách sạn, việc làm của công an là "xâm phạm quyền bất khả xâm phạm chỗ ở của công dân".
Việc công an khám xét tư trang, đồng thời quay phim chụp ảnh và cung cấp hình ảnh cho các phương tiện thông tin đại chúng, theo bà Nguyễn Thị Dương Hà, là vi phạm Bộ Luật Hình sự, như các tội Làm nhục người khác và Vu khống...
Sau khi bắt ông Vũ ở TP Hồ Chí Minh, cơ quan an ninh cũng đã khám xét khẩn cấp tư gia của ông tại 24 Điện Biên Phủ, Ba Đình, Hà Nội.
Theo tường trình của bà Hà, lực lượng khám xét đã tới nhà ông bà trước khi bà có mặt ở nhà và đó là việc làm vi phạm pháp luật.
Cuối cùng, lá đơn tố cáo đề cập đến cuộc họp báo hôm 06/11 do Trung tướng Tô Lâm, Thứ trưởng Công an chủ trì. Tại đó, thủ trưởng cơ quan an ninh điều tra là Trung tướng Hoàng Kông Tư đã cung cấp thông tin cho báo giới.
Lá đơn của bà Dương Hà viết rằng "các nội dung quy chụp của ông Hoàng Kông Tư" trong buổi họp báo đã phạm một số tội hình sự như tội Làm nhục người khác, tội Vu khống, Điều 69 và Điều 73 Hiến pháp nước CHXNCN Việt Nam.

Quá trình tố tụng

Hiện chưa có phản hồi gì từ các cơ quan nhận đơn về khiếu nại của bà Nguyễn Thị Dương Hà.
Hôm thứ Hai 08/11, khi nói chuyện với BBC luật sư Trần Đình Triển cũng xác nhận thân nhân ông Cù Huy Hà Vũ đã gửi đơn xin bảo lãnh cho ông được tại ngoại, nhưng nhận xét rằng điều đó "rất khó".
Tuy nhiên ông Triển nói gia đình hoàn toàn có thể khiếu nại, thậm chí kiện các cơ quan truyền thông đã phát tán thông tin riêng tư của ông.
Trong đơn tố cáo của mình, bà Dương Hà nêu ra một số yêu cầu, như hủy bỏ Lệnh bắt và khám xét khẩn cấp đối với ông Cù Huy Hà Vũ của cơ quan an ninh điều tra; trả tự do ngay lập tức cho ông Vũ và cơ quan công an phải xin lỗi ông và gia đình trên các phương tiện thông tin đại chúng
                                           Theo:BBC Vietnamese

345 người chết vì giẫm đạp ở Campuchia

Cuộc hỗn loạn trong ngày hội té nước hôm qua (22/11) ở thủ đô Phnôm Pênh khiến ít nhất 345 người thiệt mạng. Hàng ngàn người giẫm đạp lên nhau tháo chạy và thảm kịch xảy ra.

Lễ hội té nước được tổ chức gần con sông Tonle Sap ở thủ đô Phnôm Pênh và xảy ra hỗn loạn khi mọi người ùn ùn đi qua cây cầu bắc qua con sông này.

345 người chết vì giẫm đạp ở Campuchia
Nhiều người giẫm đạp lên nhau trong vụ hoảng loạn.
Nhà chức trách cho biết, hầu hết người chết là do bị rơi xuống sông hoặc bị giẫm đạp trong vụ hỗn loạn. Xe cứu thương đã liên tục chạy từ hiện trường đến bệnh viện để cấp cứu vài tiếng sau khi vụ việc xảy ra. Số lượng người chết không ngừng tăng lên vì có nhiều người bị thương rất nặng trong khi các cơ sở y tế địa phương còn nhiều hạn chế.
Các nhân chứng cho biết vụ hỗn loạn bắt đầu khi một vài người đã bị điện giật trên cầu. Thủ tướng Hun Sen ho biết đây là thảm kịch lớn nhất 31 năm sau chế độ Pôn Pốt và đã ra lệnh điều tra vụ việc.
Ảnh vụ giẫm đạp kinh hoàng ở Campuchia
Ảnh vụ giẫm đạp kinh hoàng ở Campuchia
Ảnh vụ giẫm đạp kinh hoàng ở Campuchia
Hiện trường sau vụ giẫm đạp là ngổn ngang thi thể người bị nạn và giày dép của họ.
Ảnh vụ giẫm đạp kinh hoàng ở Campuchia
Một nạn nhân được cứu giúp.
Ảnh vụ giẫm đạp kinh hoàng ở Campuchia
Những người phụ nữ ngất lịm vì kiệt sức.
Ảnh vụ giẫm đạp kinh hoàng ở Campuchia
Quang cảnh trên cây cầu nơi xảy ra vụ giẫm đạp.
Ảnh vụ giẫm đạp kinh hoàng ở Campuchia
Ảnh vụ giẫm đạp kinh hoàng ở Campuchia
Ảnh vụ giẫm đạp kinh hoàng ở Campuchia
Các nạn nhân đang được đưa đi cấp cứu.
Ảnh vụ giẫm đạp kinh hoàng ở Campuchia
Ảnh vụ giẫm đạp kinh hoàng ở Campuchia
Ảnh vụ giẫm đạp kinh hoàng ở Campuchia
Ảnh vụ giẫm đạp kinh hoàng ở Campuchia
Những người đàn ông cũng kiệt sức vì đám đông chen lấn.
Ảnh vụ giẫm đạp kinh hoàng ở Campuchia
Ảnh vụ giẫm đạp kinh hoàng ở Campuchia
Thi thể những người bị nạn nằm la liệt.
Video vụ hoảng loạn. Nguồn: Youtube.


Theo:BÌNH AN

Facebook bị chặn và những cơ hội thay đổi ...







                                                                                                  Theo:Khách                   


                   

Bộ trưởng Y tế Nguyễn Quốc Triệu: 'Tôi chưa bao giờ hứa chấm dứt việc bệnh nhân chung giường'

Chiều 22/11, bị truy trách nhiệm khi không thực hiện lời hứa giảm tình trạng quá tải, bệnh nhân phải nằm ghép, Bộ trưởng Y tế Nguyễn Quốc Triệu thẳng thắn: "Qua truyền hình trực tiếp, tôi nói với toàn dân rằng Bộ Y tế rất quyết tâm, còn hứa 2, 3, 4, 5 năm thì chưa bao giờ".
Trước khi đi vào câu hỏi trực tiếp, Bộ trưởng Triệu đã tóm lược phần trả lời bằng văn bản đối với 16 câu hỏi chất vấn, trong đó nhấn mạnh một loạt biện pháp đã triển khai để giảm tình trạng bệnh nhân phải nằm ghép từ 15.000 mỗi ngày vào thời điểm trước năm 2007 xuống còn 6.000. Ông liệt kê một số bệnh viện cơ bản 2 năm không còn nằm ghép, như: Việt Đức, Thanh Nhàn, khoa sơ sinh Bệnh viện Nhi trung ương.
Về giải pháp lâu dài theo Bộ trưởng Triệu là xây dựng thêm bệnh viện (hiện đã được Chính phủ phê chuẩn nguồn đầu tư là trái phiếu để xây dựng, cải tạo bệnh viện cấp huyện, tỉnh); tăng số cán bộ y tế đào tạo ở trình độ đại học gấp 1,7 lần (17.000), sau đại học gấp 1,6 lần so với trước năm 2007.
Cho rằng một trong những nguyên nhân gây quá tải là thiếu bác sĩ chuyên môn cao ở nông thôn, miền núi vì họ có xu hướng chuyển ra ngoài làm tư, hoặc về thành phố, đại biểu Nguyễn Văn Tuyết đặt câu hỏi: "Bộ có giải pháp gì để chia sẻ với tuyến trung ương?".
Bộ trưởng Triệu cho biết đã "tham mưu với Chính phủ để ban hành một số chính sách đào tạo, giữ chân cán bộ" như, đào tạo cử tuyển con em vùng miền núi, đào tạo có cam kết làm việc 10-20 năm; chính sách phụ cấp đối với cán bộ y tế vùng miền. Luật khám chữa bệnh vừa qua cũng đã đề cập đến trách nhiệm xã hội của cán bộ y tế, cả đời không chỉ làm việc ở thành phố mà phải có thời gian đi miền núi.
Đại biểu Nguyễn Văn Bình phản ánh vì quá tải, vì trình độ, phương pháp chữa bệnh của cán bộ y tế VN chưa đáp ứng yêu cầu nên hiện còn có tình trạng bệnh nhân ra nước ngoài chữa bệnh tăng lên. Ông Bình đề nghị Bộ trưởng cho biết thực trạng và giải pháp.
Bộ trưởng Triệu khẳng định theo dõi của Bộ bệnh nhân ra nước ngoài giảm do VN đã có những tiến bộ trong y học, có lãnh đạo cấp cao tiêu chuẩn điều trị ở nước ngoài, nhưng đã tin tưởng điều trị trong nước. Hiện thường xuyên có trên 300 bác sĩ nước ngoài đến VN học tập trên một số lĩnh vực. "Ở đây tôi nhìn thấy có 3-4 đại biểu vừa họp Quốc hội, vừa làm stent động mạch vành ở bệnh viện trong nước", câu trả lời của ông Triệu khiến cả hội trường rộ lên tiếng cười.
Bộ trưởng Triệu cũng trần tình kế hoạch giảm tải tại các bệnh viện trung ương và tuyến tỉnh gặp khó khăn, do thiếu đất xây bệnh viện và quy định về tuổi nghỉ hưu. "Năm 1960 tuổi thọ bình quân của ta là 45,5 đến nay đã là 73, trong khi ta vẫn giữ tuổi nghỉ hưu với nữ là 55, với nam là 60. Rất nhiều lao động có hàm lượng chất xám cao, nhưng đến tuổi buộc phải nghỉ hưu. Chúng tôi tiếc ghê lắm, nhưng không làm thế nào hơn được", ông Triệu nói.
Trình bày phản ánh của cử tri là phải chờ đợi rất lâu khi khám chữa bệnh, do thủ tục còn phiền hà, nhất là bệnh nhân có bảo hiểm y tế, đại biểu Hồ Thị Thu Hằng đề nghị Bộ trưởng cho biết biện pháp khắc phục. Bà Hằng cũng cho rằng đời sống của viên chức y tế khó khăn, chế độ tiền lương, trợ cấp bất cập, học ĐH tới 6 năm, nhưng khi về hưu hệ số lương thấp hơn các ngành khác.
"Đúng là có tình trạng chờ đợi. Tôi đã ngồi một buổi sáng ở bệnh viện lớn thuộc Bộ, bình quân một buổi sáng bác sĩ khám 80-90 bệnh nhân. Biện pháp giải quyết chủ yếu là tăng bác sĩ, ta đang rất tích cực đào tạo, nhưng cũng phải mất 6 năm, sau đó cần 3 năm thì mới làm tốt được", Bộ trưởng giãi bày.
Về chính sách cho cán bộ y tế, ông Triệu nói: "Tôi là thành viên Chính phủ, tôi cũng phải nhìn tới các bộ ngành khác như khai thác mỏ, hầm lò... Tuy nhiên một số đặc thù y tế tôi đã đề xuất ví dụ tăng phụ cấp bác sĩ mổ 5-6 tiếng, trước chỉ 76.000 đồng, tôi đề nghị tăng 3 lần giống lương tối thiểu; hay đã trình phụ cấp vùng miền. Tôi cũng muốn nói qua truyền hình là đất nước ta còn nghèo, GDP đầu người mới 1.200 USD trong khi Malaysia đã là 6.000-7.000 thì cũng phải cải thiện từng bước, phải chia sẻ khó khăn".

Bộ trưởng Nguyễn Quốc Triệu: "'Tôi chưa bao giờ hứa chấm dứt tình trạng bệnh nhân nằm ghép'. Ảnh: Hoàng Hà.
Chưa hài lòng với phần trả lời của Bộ trưởng, đại biểu Trần Thị Kim Phương hỏi: "Bộ trưởng đã hứa giải quyết tình trạng quá tải, nhưng Bộ thừa nhận đến nay vẫn còn tình trạng nằm ghép ở các bệnh viện tim mạch, ung thư, nhi… Sắp kết thúc nhiệm kỳ của Bộ trưởng, lời hứa giảm tải không đạt, mà còn trầm trọng, vậy trách nhiệm của Bộ trưởng thế nào?".
"Tôi nói là chấm dứt nằm ghép? Đây là câu chuyện tầm phào thôi", ông Triệu khẳng định. Đọc lại nguyên văn đoạn bóc băng trả lời đại biểu Nguyễn Tấn Tuân tại kỳ họp thứ 2 năm 2007, Bộ trưởng nói: "Bộ quyết tâm giảm tải được bao nhiêu dân đỡ khổ bấy nhiêu, nhưng còn phụ thuộc vào mô hình bệnh tật, vào điều kiện kinh tế... Hôm nay có truyền hình trực tiếp, tôi nói với toàn dân rằng Bộ Y tế rất quyết tâm, còn hứa 2, 3, 4, 5 năm thì chưa bao giờ".
Ngoài vấn đề giảm tải, tình trạng tăng giá thuốc cũng làm nóng nghị trường. Đại biểu Lê Thị Nguyệt hỏi: "Giá thuốc do nhà nước quản lý, Bộ trưởng đã trả lời sẽ làm và sẽ giải quyết, tuy nhiên vấn đề này tồn tại bức xúc trong dân, chưa biết bao giờ giải quyết. Trách nhiệm của Bộ trưởng trong quản lý nhà nước về giá thuốc như thế nào?".
Thấu hiểu bức xúc của đại biểu cũng như cử tri, Bộ trưởng Triệu dành khá nhiều thời gian để trả lời câu hỏi này. Dẫn ra báo cáo của Tổng cục thống kê thì trong 11 tháng qua, giá các mặt hàng tăng trung bình 8,6%, nhưng giá thuốc chỉ tăng 3,2%, Bộ trưởng cho biết các đoàn liên ngành đi kiểm tra và đã lý giải tại sao có sự tăng giá một số loại thuốc.
Theo ông Triệu, đó là 95% loại thuốc tuân theo quy luật thị trường hoàn hảo (đủ nhiều công ty sản xuất, tự bàn tay vô hình của thị trường kéo về sát hợp lý). 5% thuốc còn lại tuân theo thị trường không hoàn hảo, sản xuất chưa đủ nhiều, vì là thuốc mới phát minh, có giá trị cao, được độc quyền 20 năm không ai được sản xuất.
Ông Triệu cho biết 5% tương đương khoảng 1.000 loại thuốc là điều nhức nhối của mọi quốc gia. Ấn Độ còn lập hẳn Ủy ban giám sát giá thuốc, hay Canada lập ban duyệt giá thuốc trực thuộc Chính phủ. Còn ở ta, giá thuốc nhà nước can thiệp, và quan trọng là làm sao mò ra được giá trần để các bên đều chấp nhận.
"Cha ông ta nói buôn 9 bán 10, đừng để buôn 9 bán 20. Chúng tôi đã có sự phân công rạch ròi từng bộ ngành để làm sao tìm được giá trần. Nhưng báo cáo đại biểu còn một số thuốc được xách tay. Giờ không thể cấm chợ, ngăn sông, trong khi đường biên giới dài, ta đã vào WTO. Một số lực lượng phối hợp với nhau nâng giá thuốc. Chúng tôi cũng day dứt lắm, Thủ tướng cũng đã chỉ đạo nhiều lần, và đang phối hợp với các bộ để kiểm soát", ông Triệu nói.
Bộ trưởng cũng chỉ ra một khe hở của pháp luật: "Luật dược ban hành năm 2005, khi đó tôi còn chưa về làm Bộ trưởng, luật thiên về thị trường hoàn hảo, chưa quan tâm đến 5% thị trường không hoàn hảo, ví dụ luật quy định tự định giá thuốc. Theo tôi 5% loại thuốc cơ chế có lẽ phải khác, phải có cơ chế quản lý. Chúng tôi cùng với Ủy ban Các vấn đề xã hội đã tổ chức nhiều hội thảo để cố gắng giảm bớt tình trạng như đại biểu nêu".
Trả lời câu hỏi của đại biểu Nguyễn Lân Dũng tại sao dân số đứng thứ 13 thế giới mà chưa sản xuất được gram kháng sinh nào, Bộ trưởng Triệu báo cáo ngay đã sản xuất được kháng sinh và hầu hết văcxin phục vụ tiêm chủng mở rộng. Ông cũng dẫn ra thực tế không chỉ VN, một số cường quốc kinh tế cũng phải nhập nguyên liệu sản xuất dược, hiện chỉ có 20 nước sản xuất ra nguyên liệu hóa chất cạnh tranh và trụ được.
"Kể cả Nga cũng phải nhập thuốc 50%. Giống như rất nhiều nước sản xuất máy bay, nhưng không bán được, vì còn có sự phân công, hình thành lợi thế. Lợi thế của ta là nông nghiệp, sản xuất gạo, dễ gì mà các nước Ăngola, Mozambic rộng thế mà đã sản xuất được", ông Triệu nói khiến cả hội trường một lần nữa lại xôn xao tiếng cười.
Phần trả lời của Bộ trưởng Y tế được Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Phú Trọng đánh giá là "suôn sẻ, vui vẻ, nhưng chắc là không tầm phào". "Ngành y tế rất cố gắng, trình độ chữa bệnh, phương tiện của chúng ta ngày càng nâng cao, so sánh với các nước quan khu vực ta có thể lạc quan. Tuy nhiên người nghèo khó có điều kiện chăm sóc sức khỏe, trong ngành đây đó có hiện tượng người dân không hài lòng về y đức của cán bộ y tế. Quan trọng là bộ trưởng đã thấy và có hướng khắc phục", ông Trọng nói.
                                                                                                         Theo:Hồng Khánh